Chuyên gia phân tích dữ liệu

Chuyên gia phân tích dữ liệu – nghề hot của tương lai

Chủ tịch kiêm Nhà sáng lập Alibaba Jack Ma cho rằng, trong 30 năm tới, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ vượt qua kiến thức của con người dẫn đến hệ quả là chúng ta sẽ dần mất hết việc làm vào tay robot: “Một làn sóng mới đang đến. Con người sẽ bị đánh cắp hết việc làm. Tuy nhiên, những người bắt kịp với làn sóng này sẽ trở nên giàu có và thành công hơn. Ngược lại, đối với những người tụt hậu phía sau, chắc chắn tương lai sẽ rất thảm khốc”. Jack Ma nhấn mạnh trung tâm của kỷ nguyên công nghệ đang phát triển như vũ bão chính là dữ liệu (data). Do đó trong tương lai, thị trường việc làm sẽ ưu tiên những kỹ năng liên quan đến dữ liệu và việc phân tích dữ liệu.

Eric Schmidt – Chủ tịch Tập đoàn Alphabet (công ty mẹ của Google) và Jonathan Rosenberg – Cố vấn cấp cao cho CEO Larry Page đồng ý rằng phân tích dữ liệu là kỹ năng hàng đầu mà mọi sinh viên trẻ đều nên học. “Phân tích dữ liệu, ý tôi là những kiến thức cơ bản về cách thức hoạt động của dữ liệu thống kê, hay cách mà mọi người đưa ra kết luận sau khi phân tích khối lượng dữ liệu lớn. Tôi cho rằng kiến thức cơ bản về phân tích dữ liệu là cực kỳ quan trọng với thế hệ những người trẻ tiếp theo. Bởi đó chính là thế giới mà các bạn sắp bước vào”, Chủ tịch Alphabet nhấn mạnh.

Nhiều viện nghiên cứu, chuyên gia, nhà doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới cũng đã khẳng định xu hướng này. McKinsey Global Institute dự đoán, đến thời điểm hiện tại, thế giới đang thiếu hụt từ 140 đến 190 nghìn người có đủ kỹ năng để tạo ra tri thức từ dữ liệu lớn.

Vậy bạn có thực sự hiểu về nghề phân tích dữ liệu?

1. Đừng nhầm lẫn giữa Data Analyst (Chuyên gia phân tích dữ liệu) và Business Analyst (Chuyên gia phân tích kinh doanh)

  • Mọi người thường nhầm lẫn giữa Data Analyst (DA) và Business Analyst (BA), tuy nhiên đây là hai công việc khác nhau. Để hiểu một cách đơn giản, bạn có thể hình dung qua ví dụ sau: BA là cầu nối giữa Business và Khối công nghệ, nhiệm vụ của BA là diễn giải yêu cầu của Business thành ngôn ngữ của developer và ngược lại. Khi Business User tìm đến BA, thường là họ đã biết mình muốn gì và cần gì…họ đã có sẵn câu trả lời và cần BA diễn giải lại dưới nghiệp vụ của Khối công nghệ.
  • DA là người phân tích và xử lý dữ liệu để tìm ra Insight, từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp cho Business. DA là cầu nối giữa Business và Data. Khác với BA, Business User tìm đến DA khi họ chỉ có câu hỏi và lại là câu hỏi mơ hồ, họ cảm nhận có điều gì đó khúc mắc song chưa có cơ sở để khẳng định. DA sẽ căn cứ vào dữ liệu để xác nhận khúc mắc đó có tồn tại hay không và đề xuất giải pháp. Đôi khi, DA tự tìm đến với Business User để cung cấp thông tin mà Business User chưa hề biết tới.

Tuy nhiên cả hai vị trí BA và DA cũng có những điểm giống nhau là đều thuộc lĩnh vực Data, đều phải hiểu về Business và hệ thống dữ liệu data của Business đó.

2. Chuyên gia phân tích dữ liệu – họ làm gì?

Công việc chính của một chuyên gia phân tích dữ liệu là:

  • Thu thập, phân loại và nghiên cứu các bộ dữ liệu khác nhau; Dữ liệu có thể đến từ nội bộ của tổ chức và các dữ liệu thu thập bên ngoài xã hội;
  • Phân tích dữ liệu để tìm ra insight phục vụ cho các quyết định mang tính chiến lược, cũng như các hoạt động vận hành doanh nghiệp nói chung của Business User;
  • Đảm bảo hệ thống báo cáo/phân tích dữ liệu hoạt động chính xác và hiệu quả

3. Bạn cần chuẩn bị những gì nếu muốn trở thành chuyên gia phân tích dữ liệu chuyên nghiệp?

Về cơ bản, để trở thành một chuyên gia phân tích dữ liệu chuyên nghiệp, bạn cần:

  • Có kiến thức về toán thống kê, máy học
  • Có kiến thức về cơ sở dữ liệu
  • Thường xuyên cập nhật, trao đổi và học hỏi về nghiệp vụ của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh

(Nguồn: ieit)

Bài viết cùng chủ đề:

  • TALKSHOW HƯỚNG NGHIỆP TRỰC TUYẾN: MỞ KHÓA NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO 2K4

    › Thời gian: 14:00 – 17:00 ngày 05/12/2021
    › Địa điểm: TP.HCM
    Thời đại công nghệ 4.0 lên ngôi kéo theo phát triển bùng nổ của Công nghệ Thông tin và vai trò quan trọng của công nghệ ở mọi lĩnh vực. Bên cạnh sự bùng nổ công nghệ ấy thì định hướng nghề nghiệp của các bạn trẻ hiện nay cũng có xu hướng công nghệ hóa hơn.

  • “Giải ngố” thuật ngữ ngành Trí tuệ nhân tạo

    Trí tuệ nhân tạo (AI) vốn vẫn là lĩnh vực gợi nhiều tò mò thích thú cho các bạn trẻ bởi sự mới mẻ và tốc độ phát triển chóng mặt trong thời gian gần đây. AI  đã và đang khẳng định vai trò then chốt trong tương lai đồng thời mở ra lĩnh vực học tập, cơ hội nghề nghiệp với mức lương “trong mơ” cho nhân sự có chuyên môn. 

    Chắc hẳn các bạn cũng đã nhiều lần nghe đến máy học, big data,…liệu những thuật ngữ ấy có làm bạn thấy hứng thú với ngành học này. Hôm nay cùng nhau “nhập môn” Trí tuệ nhân tạo với một vài thuật ngữ chuyên ngành nhé.

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Vui lòng để lại thông tin liên hệ để nhận được thông báo về các tin tức và tài liệu mới nhất từ website Hướng nghiệp 4.0

    XEM THÊM CÁC EBOOK KHÁC