Các biện pháp ghi nhớ hiệu quả

Các biện pháp ghi nhớ hiệu quả

Chúng ta có thể ghi nhớ tốt hơn thông qua các kỹ thuật ghi nhớ hiệu quả:

1- Chia nhỏ thông tin: Não ghi nhận thông tin theo dạng rời rạc vì vậy các bạn cần phải chia nhỏ để não ghi nhớ tốt hơn.

2- Kết nối: Não ghi nhận thông tin tốt hơn nếu như các thông tin được kết nối thành một hệ thống, chúng ta có một phương pháp – bản đồ tư duy mind map nhằm giúp ghi nhận thông tin hệ thống.

3- Nhắc lại: não ghi nhận thông tin theo hai dạng: Bộ nhớ tức thời – ghi nhanh xóa nhanh và ghi nhớ lâu dài. Thông tin cần nhắc lại nhiều lần trong bộ nhớ tức thời để có thể chuyển vào ghi nhớ dài hạn. Các bạn học sinh cần có nhắc đi nhắc lại để đảm bảo điều này.

4- Phương thức học – nghe – nhìn – hành động: Các bạn cần xem phương thức nào phù hợp với mình.

5- Đơn nhiệm hay đa nhiệm: Mỗi cá nhân có những phương pháp hoạt động riêng tùy thuộc vào bản chất. Có hai dạng người đó là đa nhiệm: thích làm nhiều việc song song cùng một lúc và đơn nhiệm: thích làm từng việc một. Ôn thi cũng như vậy. Các bạn học sinh theo cơ chế đa nhiệm sẽ ôn luyện 2 chương vật lý song song với nhau thay vì ôn từng chương như các bạn đơn nhiệm. Phân biệt cách thức ôn thi ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả ôn thi.

6- Nghỉ ngơi: Não không thể làm việc lâu dài. Các bạn cần có những khoảng nghỉ ngơi giúp não ghi nhớ tốt hơn.

7- Dinh dưỡng tốt: Dinh dưỡng tốt đảm bảo não hoạt động tốt.

8- Tạo các kết nối: Các bạn cố gắng tạo kết nối giữa những thông tin khô khan. Ví dụ kết nối các dữ kiện và các mùa trong năm…

9- Nên có những tóm tắt của riêng mình: Khi tóm tắt các bạn đã thực tập các phương pháp học hiệu quả.

10- Giữ tâm lý tốt và tư duy tích cực: Tạo những suy nghĩ tích cực để tạo đà ghi nhớ.

11- Lập kế hoạch ôn tập: Lập kế hoạch ôn tập để đảm bảo theo sát lịch trình.

12- Ôn luyện trong 1 ngày: Các bạn sẽ tăng cường hiệu suất nếu như các bạn duyệt lại lần 2 trong vòng 24 giờ kể từ lần học đầu tiên.

13- Lập danh sách các mục khó nhớ: Lập danh sách các mục ưu tiên và ôn tập các mục này.

14- Phân bổ thời gian hợp lý: Xếp thời gian tốt nhất cho các mục khó và ưu tiên.

15- Kiểm tra định kỳ: Nên có các kiểm tra định kỳ.

16- Luôn luôn sẵn sàng: Dán các thông tin tóm tắt trong nhà, mang theo các thông tin tóm tắt để có thể vừa ăn uống vừa đọc lướt qua các thông tin cần ôn.

17- Phân loại thông tin: Chia các vấn đề và các thông tin cần ôn từ dễ nhớ tới khó nhớ để dành thời gian học và ôn tập các thông tin khó nhớ nhiều hơn

18- Nhóm các thông tin: Nhóm các thông tin liên quan với nhau để tạo sự liên kết dễ nhớ.

(Tác giả: Thạc sỹ Vũ Tuấn Anh)

Bài viết cùng chủ đề:

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Vui lòng để lại thông tin liên hệ để nhận được thông báo về các tin tức và tài liệu mới nhất từ website Hướng nghiệp 4.0

    XEM THÊM CÁC EBOOK KHÁC