Kỹ sư phần mềm – họ là ai?
Kỹ sư phần mềm là những người có kiến thức sâu rộng về các ngôn ngữ lập trình, nhiệm vụ chính là phát triển phần mềm và hệ điều hành máy tính. Ứng dụng những nguyên tắc, công nghệ trong từng giai đoạn phát triển phần mềm, họ tạo ra các sản phẩm phần mềm và các hệ thống khác trên máy tính. Họ sử dụng các kỹ thuật toán học, khoa học, công nghệ, thiết kế và thường phải kiểm tra, đánh giá phần mềm của mình hoặc của người khác. Kỹ sư phần mềm thường có bằng cấp về khoa học máy tính, cụ thể là kỹ thuật phần mềm.
Các nhiệm vụ chính của kỹ sư phần mềm
- Viết code và lập trình (Lưu ý sự khác nhau giữa hai công việc này)
- Nền tảng của ngành khoa học máy tính
- Thiết kế và kiến trúc phần mềm
- Giải thuật và cấu trúc dữ liệu
- Phân tích thông tin, yêu cầu
- Tìm kiếm và sửa lỗi phần mềm
- Kiểm thử phần mềm, đảm bảo phần mềm chạy đúng yêu cầu, được tối ưu hóa và không bị lỗi
- Ngoài ra, những kỹ năng mềm cũng quan trọng đối với các kỹ sư phần mềm:
Những kỹ năng mềm thiết yếu của kỹ sư phần mềm
- Kỹ năng giải quyết vấn đề và suy luận logic
- Làm việc nhóm và quản lý nhóm
- Kỹ năng lập kế hoạch
- Kỹ năng hướng dẫn, đào tạo
- Kỹ năng giao tiếp, trình bày
- Kỹ năng quản lý dự án
- Kỹ năng ra quyết định & quản lý rủi ro
Nhiệm vụ của kỹ sư phần mềm khi làm việc với khách hàng
- Xác định các yêu cầu của các chương trình máy tính cần phát triển
- Thiết kế chương trình và miêu tả nó trông như thế nào và hiểu rõ cảm nhận của người dùng cuối cùng
- Kết nối với các lập trình viên để viết code
- Kiểm tra sản phẩm cuối cùng trước khi nó được chuyển cho người dùng cuối để sử dụng
- Chịu trách nhiệm cung cấp các bản cập nhật phần mềm thường xuyên và kiểm tra bảo trì
Cơ hội và mức lương kỹ sư phần mềm
Dù ngành công nghệ thông tin (CNTT) luôn có sức hấp dẫn đặc biệt, nhưng trong những năm gần đây, “độ nóng” của ngành công nghệ thông tin (CNTT) nói chung và kỹ sư phần mềm ngày càng tăng. Kỹ sư phần mềm còn được đánh giá là một trong số ít nghề có khả năng “miễn dịch” với khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Ở một số nơi trên thế giới, số lượng kỹ sư phần mềm thực tế dự kiến sẽ tăng lên tới 30% trong năm 2020, theo Computerworld. Tại Việt Nam, theo một báo cáo gần đây, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư phần mềm tăng 56% trong năm 2019 và không có dấu hiệu hạ nhiệt trong năm 2020. Báo cáo cũng cho thấy năm 2020, nhu cầu nhân lực phần mềm là 400,000 nhân sự và tăng lên 500,000 người vào 2021.
Hơn nữa, nhu cầu cao về nghề nghiệp dành cho các kỹ sư phần mềm có nghĩa là áp lực về công việc sẽ tăng lên kèm theo lương cũng tăng dành cho các kỹ sư phần mềm tương lai. Tại Việt Nam, mức lương mà các kỹ sư phần mềm nhận được cũng khá cao so với các ngành nghề khác là từ 1.000-1.500 USD/tháng. Với những người ở vị trí giám sát, mức lương thường từ 3.000 USD hay 4.000 USD/tháng. Ngoài ra, những kỹ sư viết chương trình phần mềm đơn giản cũng có thu nhập mỗi tháng khoảng từ 800-900 USD hay 1.200 USD.
Tầm quan trọng của phát triển phần mềm đối với doanh nghiệp và các chuyên gia
Phần mềm mà các công ty sử dụng để quản lý hoạt động kinh doanh của họ ngày càng trở thành một nguồn lợi thế cạnh tranh. Khả năng phân tích số lượng dữ liệu đáng kể một cách nhanh chóng và hiệu quả để cung cấp cho doanh nghiệp thông tin và hệ thống quản lý có thể tiết kiệm thời gian và giúp phát hiện các cơ hội bán hàng. Đối với một số lĩnh vực, loại phần mềm này không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh.
Ví dụ như đối với dịch vụ Tài chính. Trong ngành dịch vụ tài chính và ngành ngân hàng đầu tư, đặc biệt, các hệ thống được yêu cầu phân tích dữ liệu một cách hiệu quả và theo thời gian để cho phép các nhà giao dịch đưa ra các quyết định quan trọng một cách nhanh chóng. Phần mềm này rõ ràng là một nguồn lợi thế cạnh tranh, và nhiều ngân hàng thường đăng ký trọn gói từ các outsource bên ngoài cho các công ty chuyên môn về phần mềm, và ngành nghề nay tiếp tục cạnh tranh rất cao trên thị trường.