Luật kinh tế

Ngành luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế (tiếng Anh là Economic Law) là bộ phận của pháp luật về kinh tế, là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế.

Ngành luật kinh tế cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Những tố chất phù hợp với ngành luật kinh tế

Để theo học và thành công trong ngành luật kinh tế, bạn cần phải có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Có suy nghĩ thấu đáo, tính trung thực, công bằng và khách quan trong công việc;
  • Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề;
  • Có khả năng phán đoán, tư duy phân tích và logic;
  • Có trình độ ngoại ngữ cao;
  • Có trí nhớ tốt, năng động, sáng tạo, bản lĩnh vững vàng;
  • Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại.

Cơ hội việc làm ngành luật kinh tế

Học ngành luật kinh tế, khi ra trường bạn dễ dàng chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao. Cử nhân luật kinh tế có thể đảm nhận các vị trí như:

  • Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế;
  • Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư;
  • Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp;
  • Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế.

Với các công việc trên, bạn có thể khẳng định năng lực của mình tại:

  • Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội;
  • Cơ quan nhà nước các cấp;
  • Hệ thống tòa án nhân dân, các trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý;
  • Các viện nghiên cứu, đơn vị giáo dục.

Nhu cầu nguồn nhân lực ngành luật kinh tế

Theo báo cáo của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực, trong năm 2020, đất nước cần khoảng 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự,… Đó là chưa kể nhu cầu cán bộ pháp luật ở các Bộ, ngành, địa phương. Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay mỗi năm, nước ta chỉ đào tạo ra khoảng 3.500 – 4.000 cử nhân luật.

Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ và hội nhập quốc tế như hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực ngành luật nói chung và luật kinh tế nói riêng là cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trên thực tế đào tạo luật kinh tế ở nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Vì thế, sinh viên theo học ngành luật kinh tế cơ hội có được việc làm sau khi ra trường là rất cao.

Mức lương ngành luật kinh tế

Trên thị trường pháp lý Việt Nam hiện nay, mức lương trung bình của luật sư tại các văn phòng luật sư nổi tiếng, hoặc luật sư kinh tế tại các công ty tư nhân như sau:

  • Kinh nghiệm từ 3 – 5 năm: Trên 10 triệu đồng/tháng;
  • Kinh nghiệm từ 5 – 10 năm: Trên 20 triệu đồng/tháng;
  • Mức lương của vị trí Partner/Trưởng phòng: Từ  30 – 40 triệu đồng/tháng và phần trăm doanh thu;
  • Mức lương của vị trí Managing Partner/Giám đốc: Tùy thuộc vào doanh thu của công ty;

Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc và công ty, đơn vị làm việc của bạn mà mức lương có thể khác nhau.

(Nguồn: tuyensinhso)

Bài viết cùng chủ đề:

  • TALKSHOW HƯỚNG NGHIỆP TRỰC TUYẾN: MỞ KHÓA NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO 2K4

    › Thời gian: 14:00 – 17:00 ngày 05/12/2021
    › Địa điểm: TP.HCM
    Thời đại công nghệ 4.0 lên ngôi kéo theo phát triển bùng nổ của Công nghệ Thông tin và vai trò quan trọng của công nghệ ở mọi lĩnh vực. Bên cạnh sự bùng nổ công nghệ ấy thì định hướng nghề nghiệp của các bạn trẻ hiện nay cũng có xu hướng công nghệ hóa hơn.

  • “Giải ngố” thuật ngữ ngành Trí tuệ nhân tạo

    Trí tuệ nhân tạo (AI) vốn vẫn là lĩnh vực gợi nhiều tò mò thích thú cho các bạn trẻ bởi sự mới mẻ và tốc độ phát triển chóng mặt trong thời gian gần đây. AI  đã và đang khẳng định vai trò then chốt trong tương lai đồng thời mở ra lĩnh vực học tập, cơ hội nghề nghiệp với mức lương “trong mơ” cho nhân sự có chuyên môn. 

    Chắc hẳn các bạn cũng đã nhiều lần nghe đến máy học, big data,…liệu những thuật ngữ ấy có làm bạn thấy hứng thú với ngành học này. Hôm nay cùng nhau “nhập môn” Trí tuệ nhân tạo với một vài thuật ngữ chuyên ngành nhé.

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Vui lòng để lại thông tin liên hệ để nhận được thông báo về các tin tức và tài liệu mới nhất từ website Hướng nghiệp 4.0

    XEM THÊM CÁC EBOOK KHÁC