Phi hành gia

Phi hành gia – họ là ai?

Phi hành gia là người được huấn luyện qua chương trình không gian để chỉ huy, lái hoặc trở thành thành viên của một con tàu vũ trụ và là người thực hiện các hoạt động liên quan đến sự thám hiểm vũ trụ của con người.

Trở thành một phi hành gia không phải là chuyện xảy ra chỉ qua một đêm, mà phải mất nhiều năm học tập và kinh nghiệm để đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn cơ bản. Có rất nhiều người không được chấp nhận ngay ở lần tuyển chọn đầu tiên, buộc họ phải học thêm để chuẩn bị tốt hơn nếu muốn có lần thử sức tiếp theo. Sau cùng, chỉ một phần nhỏ các ứng viên được tuyển chọn để trở thành phi hành gia – khiến nó trở thành một công việc vô cùng khó trúng tuyển.

Quá trình trở thành phi hành gia

Vũ trụ là một thế giới bí ẩn thú vị, nhưng cũng đầy rẫy hiểm nguy. Vì vậy, được đi vào vũ trụ, các phi hành gia đều phải trải qua một quy trình chọn lọc và huấn luyện rất phức tạp, mà nếu nói ra dám chắc bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp.

  • Yêu cầu tưởng dễ nhưng không đơn giản

Mỗi quốc gia đều có những yêu cầu nhất định về sức khỏe đối với các nhà du hành vũ trụ của mình, nhưng điểm chung là họ đều phải có thể lực rất tốt. Yếu tố quan trọng hơn là khả năng chịu được cảm giác chóng mặt đến từ môi trường vô trọng lực.

Yêu cầu tuyển chọn sơ tuyển thực sự không quá khắt khe. Các ứng viên chỉ cần đạt chiều cao trên 1,57m, có thị lực tốt và huyết áp ổn định. Nghề phi hành gia cũng không giới hạn độ tuổi, mặc dù số đông người theo học ngành này có tuổi từ 25 đến 46.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, yêu cầu dành cho các phi hành gia còn liên quan tới cả các kỹ năng xã hội. Họ không những phải có một sức khỏe tốt mà còn phải biết phối hợp làm việc với người khác, tự tin, có khả năng chịu áp lực tốt trong môi trường đa nhiệm.

Trước khi được thực hiện nhiệm vụ, họ sẽ phải tập thuyết trình trước đám đông, làm việc với các chuyên gia và thậm chí là tiếp xúc với quan chức chính phủ. Điều này có thể giúp các phi hành gia biết cách làm việc hiệu quả với nhiều kiểu người khác nhau trong cuộc sống.

  • Được đào tạo bài bản

Các phi hành gia bắt buộc phải có bằng Đại học và có kinh nghiệm liên quan. Thông thường, họ phải có nền tảng từ các ngành khoa học, thậm chí nhiều người còn có bằng tiến sĩ, hoặc chuyên môn về quân sự.

Tuy nhiên, bất kể chuyên môn của họ là gì, khi đã được nhận vào cơ quan không gian của chính phủ, họ sẽ đều phải trải qua một chương trình đào tạo nghiêm khắc để có thể sống và làm việc trong môi trường không gian vũ trụ.

Hầu hết các phi hành gia đều phải học lái máy bay, xử lý các tình huống giả lập, học cách cấp cứu và sử dụng những công cụ chuyên dụng phòng khi tình huống khẩn cấp xảy ra.

Bên cạnh đó, họ cũng phải dành rất nhiều thời gian để học lý thuyết về hệ thống máy móc, cũng như cơ chế đằng sau những thí nghiệm mà họ sẽ thực hiện trên không gian. Quá trình này mất rất nhiều thời gian và công sức.

  • Rèn luyện về thể chất – quá trình không đơn giản

Cơ thể con người được tạo ra để thích nghi với môi trường có lực hấp dẫn. Rõ ràng là môi trường trong không gian không hề thân thiện với cấu tạo sinh học của chúng ta.

Do vậy, các phi hành gia cần nhiều thời gian để các cơ quan trong cơ thể làm quen với môi trường siêu trọng lực. Điều này được chú trọng nhiều trong quá trình huấn luyện.

Họ phải thường xuyên tập luyện với vòng Vomit Comet – một loại thiết bị di chuyển người ngồi trong theo vòng parabol liên tục để tập quen với cảm giác không có trọng lực. Ngoài ra, họ còn được trải nghiệm cảm giác lơ lửng thực sự bằng việc tập di chuyển trong các bể nước mô phỏng thực tế ngoài vũ trụ.

Các kỹ năng sinh tồn cũng phải được thực hành một cách hoàn hảo, phòng khi trường hợp khẩn cấp xảy ra.

Công nghệ thực tế ảo ngày nay cũng góp phần quan trọng đối với việc huấn luyện các phi hành gia, bởi chúng giúp họ được tập tiếp xúc với môi trường trên không gian một cách chân thực nhất, cả về mặt thị giác và vận động.

Phi hành gia thoạt nghe có vẻ là một công việc rất thú vị, nhưng thực tế nó cũng đòi hỏi một trình độ cao về kiến thức, kỹ năng cũng như thể lực để hoàn thành nhiệm vụ. Phải như thế, chúng ta mới khám phá những bí ẩn vũ trụ mà con người vẫn luôn hoài tìm kiếm.

Tư chất thích hợp trở thành phi hành gia

Đầu tiên về kỹ năng, bạn phải chứng minh khả năng của mình với bài kiểm tra Valsalva Maneuver (Nghiệm pháp Valsalva). Về cơ bản, nghiệm pháp Valsalva là kỹ thuật thở được sử dụng để giúp khôi phục nhịp tim bình thường nếu tim bắt đầu đập quá nhanh, thực hiện bằng cách ngậm miệng, bóp mũi để giữ không khí trong cơ thể. Bạn hít vào tối đa và cố gắng thở ra trong khi đường thở bị chặn. Động tác này được mô tả giống như động tác rặn khi đại tiện, có tác dụng gia tăng áp lực trong lồng ngực. Luồng không khí được đẩy ra đột ngột khi thở qua mũi sẽ làm thay đổi nhịp tim và huyết áp nhanh chóng. Nhìn chung đây là một kỹ thuật giữ hơi phức tạp, khó và cực kỳ nguy hiểm khi thực hiện vì có thể dẫn đến ngất xỉu, phình mạch, đột quỵ, tổn thương mạch máu.

Ngoài ra, tính linh hoạt, kỹ năng làm việc nhóm và sự ham học hỏi là một số yếu tố mà NASA tìm kiếm.

Về thể chất, bạn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Thị lực 20/20 (tự nhiên, hoặc có kính)
  • Huyết áp không quá 140/90 ở tư thế ngồi
  • Chiều cao từ 1.57m đến 1.91m
  • Thể trạng cân đối

Về trình độ, ứng viên phải có ít nhất 1 bằng thạc sĩ thuộc lĩnh vực STEM (Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học)) từ một tổ chức giáo dục được công nhận. Bên cạnh bằng thạc sĩ, bạn phải đáp ứng một trong những yêu cầu về kinh nghiệm bao gồm: Đã trải qua các khóa học có chứng chỉ về y khoa, đã qua đào tạo phi công, có chứng chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu địa lý hoặc quản lý hàng không.

Sau khi vượt qua vòng tuyển chọn, các ứng viên vẫn chưa được coi là phi hành gia chính thức mà phải tiếp tục tham gia vào một khóa đào tạo, sát hạch từ cơ bản đến chuyên sâu trong vòng 2 năm. Sau khóa học này, những người được chỉ định bay sẽ trở thành phi hành gia chính thức, những người còn lại sẽ là phi hành gia dự bị. Đối với phi hành gia được chọn để bay, chương trình đào tạo nhiệm vụ sẽ kéo dài thêm vài năm nữa.

Mức lương phi hành gia

Các phi hành gia của NASA (cả dự bị lẫn chính thức) có thể nhận được mức lương từ 104.898 USD đến 161.141 USD mỗi năm, cùng với đó là hàng loạt ưu đãi và trợ cấp khác.

(Nguồn: quantrimang)

Bài viết cùng chủ đề:

  • TALKSHOW HƯỚNG NGHIỆP TRỰC TUYẾN: MỞ KHÓA NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO 2K4

    › Thời gian: 14:00 – 17:00 ngày 05/12/2021
    › Địa điểm: TP.HCM
    Thời đại công nghệ 4.0 lên ngôi kéo theo phát triển bùng nổ của Công nghệ Thông tin và vai trò quan trọng của công nghệ ở mọi lĩnh vực. Bên cạnh sự bùng nổ công nghệ ấy thì định hướng nghề nghiệp của các bạn trẻ hiện nay cũng có xu hướng công nghệ hóa hơn.

  • “Giải ngố” thuật ngữ ngành Trí tuệ nhân tạo

    Trí tuệ nhân tạo (AI) vốn vẫn là lĩnh vực gợi nhiều tò mò thích thú cho các bạn trẻ bởi sự mới mẻ và tốc độ phát triển chóng mặt trong thời gian gần đây. AI  đã và đang khẳng định vai trò then chốt trong tương lai đồng thời mở ra lĩnh vực học tập, cơ hội nghề nghiệp với mức lương “trong mơ” cho nhân sự có chuyên môn. 

    Chắc hẳn các bạn cũng đã nhiều lần nghe đến máy học, big data,…liệu những thuật ngữ ấy có làm bạn thấy hứng thú với ngành học này. Hôm nay cùng nhau “nhập môn” Trí tuệ nhân tạo với một vài thuật ngữ chuyên ngành nhé.

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Vui lòng để lại thông tin liên hệ để nhận được thông báo về các tin tức và tài liệu mới nhất từ website Hướng nghiệp 4.0

    XEM THÊM CÁC EBOOK KHÁC